Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo gì khi chữa đau mắt đỏ bằng xông lá trầu, đắp nha đam, diếp cá...?
Bệnh nhân bị đau mắt đỏ cần tránh các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng như đắp các loại lá thuốc, xông hơi lá trầu, tra nước cốt chanh, nước tiểu, sữa mẹ, mật gấu, nha đam, thậm chí đắp thịt ếch nhái vào mắt... Đã có nhiều trường hợp bị các biến chứng nặng nề khó hồi phục...

Chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh đau mắt đỏ rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc

Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến gia tăng tại nhiều địa phương, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... Chia sẻ với báo chí ngày 25/9, TS.BS Đặng Xuân Nguyên - Chuyên gia Nhãn khoa, thành viên Hội Nhãn khoa Việt Nam nhấn mạnh: Tuy là bệnh lành tính nhưng người bị đỏ mắt cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám để tránh nhầm lẫn giữa đau mắt đỏ và các nguyên nhân khác cũng như có phương án điều trị phù hợp.

Bệnh đau mắt là tình trạng viêm của kết mạc, là một lớp màng phủ ở phía trước lòng trắng và mặt sau của mi mắt. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng như virus, vi khuẩn, vi nấm, dị ứng...

Bệnh đau mắt đỏ xuất hiện sau khi tiếp xúc nguồn lây từ 5-7 ngày, đầu tiên với triệu chứng đỏ mắt, sau đó sưng mí, chảy nước mắt và dỉ ghèn, dính chặt mi mắt sau khi ngủ dậy. Mắt cộm cảm giác như có dị vật, tuy nhiên không đau nhức, không mờ mắt. "Đây là một điểm quan trọng để phân biệt với các bệnh đỏ mắt do các nguyên nhân nguy hiểm khác như viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucoma… Ngoài ra người bệnh còn có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, sưng đau hạch góc hàm hoặc trước tôi nếu nguyên nhân gây bệnh là Adenovirus"- TS Nguyên nhấn mạnh.

Diễn biến bệnh kéo dài từ 1 - 2 tuần tùy độc lực của tác nhân và phản ứng của cơ thể. Trong quá trình diễn biến, có thể gây ra những triệu chứng nặng như xuất hiện giả mạc, trợt loét giác mạc. Mắt sưng nề hơn và cộm chói nhiều khó mở mắt, chảy nước mắt màu hồng vì có lẫn máu, khi lật mi lên sẽ thấy xuất hiện lớp màng dày trắng ở mặt trong của mi mắt. Lớp màng này nếu để lâu sẽ dày cứng, cọ sát vào giác mạc (tròng đen), làm giác mạc bị trầy xước hoặc trợt rộng, có thể dẫn đến viêm loét giác mạc.

Ở giai đoạn lui bệnh viêm kết mạc, thường từ 5-7 ngày, có thể xuất hiện các biến chứng viêm ở trên giác mạc. Viêm này có thể xuất hiện ở lớp biểu mô hoặc dưới biểu mô. Đây là tình trạng viêm miễn dịch với độc tố của virus, thường kéo dài, hay tái phát nên cần được theo dõi và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa Mắt.

Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn của nước bọt, hoặc bắt tay, dùng chung khăn chậu. Bệnh cũng lây gián tiếp qua các tiếp xúc trung gian như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, nước bể bơi… Năm nay dịch xảy ra đúng mùa tựu trường, là điều kiện thuận lợi cho dịch lây lan rất mạnh. Thống kê tại các địa phương, số ca mắc đang tăng cao.

"Năm nay, nguyên nhân chủ yếu là Adenovirus, Coxsakievirus và Enterovirus với tỷ lệ khác nhau tùy theo vùng dịch tễ. Với mỗi loại virus có những đặc điểm riêng, như Enterovirus có thể gây bệnh khá cấp tính và diễn biến nặng, Adenovirus hay gây ra viêm giác mạc mạn tính… Nhìn chung bệnh thường lành tính, nếu được phát hiện và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 4-5 ngày. Nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc dẫn đến bệnh khó điều trị hơn"- TS.BS Đặng Xuân Nguyên cảnh báo.

Không tự ý mua các thuốc kháng viêm dạng corticoid điều trị đau mắt đỏ

Theo TS.BS Đặng Xuân Nguyên, điều trị bệnh đau mắt đỏ thường không có các loại thuốc đặc hiệu, bởi nguyên nhân thường là do virus không chịu tác dụng của các loại kháng sinh. Tuy nhiên các bác sĩ thường kê đơn kháng sinh tra mắt liều trung bình để phòng ngừa bội nhiễm vì thường sau khi nhiễm trùng kết mạc do virus, sức đề kháng của kết mạc kém đi dẫn đến dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Các chế phẩm dinh dưỡng kết giác mạc hay được dùng như các dạng nước mắt nhân tạo giúp tăng cường khả năng hồi phục của bề mặt nhãn cầu, làm giảm kích ứng và giảm các triệu chứng khó chịu ở mắt.

Các thuốc kháng viêm dạng corticoid (dexamethasone, hydrocortisone, flumetholon...) có thể được xem xét để điều trị một số trường hợp cụ thể để điều trị các tình trạng viêm quá mức, nhưng việc dùng các loại thuốc này phải được các bác sĩ kê đơn và được theo dõi cẩn thận, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua để sử dụng vì thuốc có thể làm giảm miễn dịch của kết mạc, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như viêm loét giác mạc, làm bệnh tiến triển kéo dài…

Khi mắt có giả mạc thì nhất thiết phải được làm thủ thuật bóc giả mạc nếu không sẽ gây ra những biến chứng nặng nề cho giác mạc. Thủ thuật này phải được làm ở phòng tiểu phẫu vô trùng để tránh bội nhiễm các vi khuẩn khác. Nhiều khi phải bóc giả mạc tới vài lần mới khỏi viêm kết mạc.

Ngoài các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc mắt và toàn thân để tăng cường hiệu quả điều trị.

Dùng mẹo dân gian trị đau mắt đỏ: Nên hay không?

Một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng để điều trị đau mắt đỏ là dùng lá trầu không để xông khi bị đau mắt đỏ. Theo TS Nguyên, trong lá trầu có tinh dầu nóng, khi vừa xông xong, người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm nên dễ lầm tưởng có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, sau đó mắt sẽ càng phù nề do đang tổn thương lại thêm hơi nóng, bệnh càng trở nặng, có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc, nhiễm khuẩn nặng hơn.

Hoặc một số người đắp lá diếp cá, đắp nha đam vào vùng mắt khi bị đau mắt đỏ,…theo TS Nguyên điều này làm mát hơn, dịu hơn nhưng có loại vi khuẩn trong đất nếu thâm nhiễm thì còn gây cho mắt bội nhiễm hơn.

"Bệnh nhân cần tránh các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng như đắp các loại lá thuốc, xông hơi lá trầu, tra nước cốt chanh, nước tiểu, sữa mẹ, mật gấu, nha đam, thậm chí đắp thịt ếch nhái vào mắt. Đã có nhiều trường hợp bị các biến chứng nặng nề khó hồi phục..."- TS.BS Đặng Xuân Nguyên cảnh báo.
DanQuyen.com (Theo suckhoedoisong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)
    Thanh niên bị bệnh viện 'trả về' lo hậu sự bất ngờ được một bệnh viện khác cứu sống (24-01-2024)
    Con rể và mẹ vợ nhập viện sau khi ăn sam biển nướng (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Nữ sinh mắc bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' Whitmore đã tử vong (19-09-2023)
    91 người ngộ độc, Bộ Y tế yêu cầu tạm đình chỉ quán bánh mì Phượng (13-09-2023)
    Nhìn người bị đau mắt đỏ liệu có bị lây bệnh? (11-09-2023)
    Hơn 71.000 ca đau mắt đỏ, TP.HCM gấp rút tìm tác nhân gây bệnh (06-09-2023)
    Bị ong vò vẽ đốt, người mẹ hôn mê và 3 con nhỏ bị thương tích nặng (04-09-2023)
    Hoại tử tay chân do tự tiêm canxi (30-08-2023)
    Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo việc tốn 500.000 đồng khi đăng ký hiến tạng (29-08-2023)
    45% số ca ung thư vú và 58% tử vong do ung thư cổ tử cung toàn cầu là ở Châu Á (22-08-2023)
    Quệt ngón chân xuống đường, 7 ngày sau người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ cứng hàm (21-08-2023)
    Nổ điện thoại khi sạc, người phụ nữ bị vỡ nhãn cầu và cụt ngón tay (09-08-2023)
    Việt Nam được chú ý khi lần đầu xuất khẩu vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi (ASF) (07-08-2023)
    Lô vaccine 5 trong 1 do WHO và UNICEF hỗ trợ về đến Việt Nam (27-07-2023)
    Nữ sinh 17 tuổi ở Hà Nội đứt gân và bị nhiều vết cắt ở cổ tay do dùng máy xay đa năng (26-07-2023)
    Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám định hài cốt (25-07-2023)
    Đến địa chỉ bán xôi để tiêm filler, chàng trai phải cấp cứu ở 2 bệnh viện (20-07-2023)
    Ba người lần lượt tử vong sau bữa cơm tối tự nấu ở nhà (20-07-2023)
    Bà ngoại 50 tuổi bất ngờ phát hiện mang thai tự nhiên (19-07-2023)
    WHO cảnh báo chất tạo ngọt aspartame 'có thể' gây ung thư (16-07-2023)
    Một người đàn ông bị chó nhà bị bệnh dại cắn tử vong (16-07-2023)
    Hàn Quốc: Nhân viên y tế đình công, nhiều bệnh viện bị ảnh hưởng (16-07-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152742843.